Hướng dẫn cách tẩy giun cho người lớn tại nhà

Thảo Ngọc

Giun sán không chỉ là nỗi ám ảnh của trẻ em mà còn là mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe người lớn, đặc biệt là những người có thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người cách tẩy giun cho người lớn tại nhà. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Người lớn có nguy cơ mắc giun gì?

Giun móc

Giun móc, tên khoa học là Ancylostoma duodenale, là loài ký sinh trùng đường ruột phổ biến, đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người. Loài giun này có kích thước nhỏ hơn giun đũa, có màu sắc thay đổi từ trắng sữa đến hồng nhạt hoặc đỏ nâu tùy thuộc vào lượng máu chúng hấp thụ.

Giun móc

Giun móc

Giun móc có khả năng xâm nhập cơ thể qua da, niêm mạc hoặc đường tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn, đặc biệt là nơi có tập trung nhiều phân người hoặc động vật. Nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bao gồm nông dân, công nhân xây dựng, trẻ em chơi đùa ngoài trời và những người sống ở khu vực vệ sinh kém.

Giun tóc

Giun tóc có tên khoa học là Trichuris trichiura. Loài giun này có kích thước nhỏ, với giun cái dài khoảng 30 – 50mm và giun đực dài khoảng 30 – 45mm. Giun tóc có màu hồng nhạt hoặc trắng sữa, dễ phát hiện trong phân của người bị nhiễm bệnh.

Giun tóc

Giun tóc

Giun tóc không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị giun tóc là vô cùng quan trọng.

Người lớn có cần tẩy giun không?

Giun là mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe con người. Do đó, việc phòng chống giun sán là vô cùng quan trọng cho cả trẻ em và người lớn. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ trẻ em mới cần tẩy giun. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ nhiễm giun sán, đặc biệt là những người:

  • Sống ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán cao
  • Có thói quen vệ sinh cá nhân kém
  • Tiếp xúc thường xuyên với đất bẩn, phân người và động vật
  • Có nghề nghiệp liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • Thường xuyên ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ

Tần suất tẩy giun định kỳ cho người lớn là 2 lần/năm, cách nhau 6 tháng/lần.

Tác hại khôn lường của việc nhiễm giun ở người lớn

Tác hại khôn lường của việc nhiễm giun ở người lớn

Tác hại khôn lường của việc nhiễm giun ở người lớn

Những tác hại do giun sán gây ra có thể kể đến như:

  • Mất chất dinh dưỡng: Giun sán hút chất dinh dưỡng, gây thiếu hụt, đặc biệt là thiếu máu do giun móc, đũa.
  • Ngộ độc: Giun sán tiết ra độc tố, gây hại cho cơ thể, nhất là khi giun chết hàng loạt.
  • Tổn thương cơ thể: Giun móc, tóc gây viêm loét ruột, đũa gây tắc ruột, tắc mật, tắc tụy. Giun chỉ bạch huyết gây phù voi.
  • Dị ứng: Ấu trùng giun tóc, đũa di chuyển gây dị ứng, sốt cao, tăng bạch cầu.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập: Giun đũa làm giảm độ toan dịch vị dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Giun móc, mỏ, lươn chui qua da gây viêm da.

Cách tẩy giun cho người lớn tại nhà

Hiện nay, có ba loại thuốc tẩy giun phổ biến được sử dụng: Albendazole & Mebendazole, Pyrantel pamoat và Levamisole. Mỗi loại thuốc có công dụng, chống chỉ định và tác dụng phụ riêng, phù hợp với từng đối tượng và loại giun cần điều trị.

Nhóm Albendazole & Mebendazole

  • Công dụng: Loại bỏ ấu trùng, giun trưởng thành và trứng, điều trị cả sán dải heo và sán dải bò.
  • Chống chỉ định: Người mắc bệnh suy gan, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân gặp phải vấn đề về máu hoặc tủy xương.
  • Tác dụng phụ: Cảm thấy choáng váng, đau đầu và buồn nôn.
  • Cách dùng:
    • Người lớn: Uống 1 liều 400mg duy nhất, có thể lặp lại sau 3 tuần.
    • Trẻ em: Uống 200mg/ngày, sau 3 tuần, nếu mắc bệnh giun lươn, có thể dùng thêm 5mg/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Nhóm Pyrantel pamoate

Thuốc tẩy giun Pyrantel pamoat

Thuốc tẩy giun Pyrantel pamoate

  • Công dụng: Làm tê liệt giun, đào thải qua phân. Chỉ tác động giun chưa trưởng thành, không ảnh hưởng trứng và ấu trùng.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ cho con bú, phụ nữ mang thai 2 tháng đầu, người bệnh gan.
  • Tác dụng phụ: Cảm thấy choáng váng, tăng nhẹ men gan.
  • Cách dùng: Uống 10mg/kg cơ thể, 1 lần/ngày, có thể uống khi no hoặc đói.

Levamisole

  • Công dụng: Diệt giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.
  • Chống chỉ định: Người suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
  • Cách dùng:
    • Người lớn: Uống 150mg, 1 lần/ngày, sau ăn 1 giờ.
    • Trẻ em: 20mg/kg cơ thể, 1 lần/ngày, sau ăn 1 giờ.

Lưu ý khi tẩy giun cho người lớn tại nhà

Uống thuốc nhắc lại

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun, ngoại trừ Albendazole, không tiêu diệt được trứng và ấu trùng của sán. Do đó, bạn cần uống thêm một liều thuốc sau 2 – 4 tuần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sán trưởng thành, ấu trùng và trứng, ngăn ngừa tái phát.

Theo dõi triệu chứng

Sau khi uống thuốc, hãy chú ý theo dõi các triệu chứng của bản thân. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy các dấu hiệu của giun sán, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Theo dõi triệu chứng sau khi tẩy giun

Theo dõi triệu chứng sau khi tẩy giun

Tẩy giun định kỳ

Ngay cả sau khi đã tẩy giun thành công, bạn cũng cần duy trì thói quen tẩy giun định kỳ, thường là 6 tháng một lần. Việc này giúp loại bỏ các loại giun sán ký sinh trong ruột và ngăn ngừa tái nhiễm.

Đối với giun sán ký sinh di chuyển

Với các loại giun sán di chuyển trong cơ thể, việc tiêu diệt chúng bằng thuốc thường khó khăn hơn. Do đó, việc sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ để ngăn ngừa tái nhiễm là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bạn.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tẩy giun cho người lớn tại nhà cùng những vấn đề có liên quan. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách thực hiện tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Lựa chọn thời điểm tẩy giun phù hợp, sử dụng thuốc tẩy giun chính hãng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng nhé!

Xem thêm:

Chia sẻ: